Túi ni lông, bao bì là một sản phẩm không thể thiếu trong khâu bảo quản thực phẩm, nguyên vật liệu. Để đóng gói túi, bao bì thực phẩm người ta cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng, trong đó máy hàn miệng túi là phương pháp được hầu hết người tiêu dùng lựa chọn.
Tuy nhiên không phải loại túi nào cũng thích hợp để hàn do đó bạn cần cân nhắc lựa chọn túi phù hợp. Nếu bạn vẫn đang loay hoay không biết những loại túi nào hàn được bằng máy hàn miệng túi liên tục thì hãy tham khảo bài viết này nhé!
Danh mục
Vai trò của đóng gói bao bì với cuộc sống hiện nay
Việc đóng gói túi, bao bì có vai trò rất quan trọng để giữ gìn số lượng, chất lượng sản phẩm, hạn chế bị hao hụt, mất mát trong quá trình vận chuyển.
Các loại túi, bao bì kết hợp với các thiết bị đóng gói chuyên dụng như máy hàn miệng túi dùng để hàn kín miệng bao bì giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm và giúp việc vận chuyển hàng hóa nhanh chóng hơn giúp sản phẩm không bị đổ bể.
Bên cạnh đó các loại túi, bao bì còn thực hiện chức năng quan trọng nhất đó là bảo vệ sản phẩm bên trong tránh sự tác động của các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, khói bụi, sự ăn mòn oxy hóa do tiếp xúc không khí bên ngoài, sự xâm nhập của côn trùng, các động vật gặm nhấm, vi khuẩn, vi sinh vật…
Các loại bao bì không thể dùng với máy hàn túi liên tục
Máy hàn miệng túi là thiết bị phù hợp để hàn miệng bao bì các loại thực phẩm như bánh kẹo, hạt ngũ cốc, cà phê,… Hầu như 90% các loại bao bì trên thị trường hiện nay đều có thể sử dụng để hàn miệng bao cho ra mối hàn đều, đẹp, chắc chắn. Tuy nhiên, vẫn còn một số loại bao không thể hàn mép túi được do kết cấu và chất liệu làm nên bao bì không phù hợp cho máy dập miệng bao. Khi sử dụng những loại túi này thì đường hàn cho ra sẽ bị cháy quéo, hoặc miệng túi không thể hàn kín được gây mất thẩm mỹ vì vậy khách hàng cần lưu ý tránh mua phải những loại bao bì này để đóng gói sản phẩm.
Ví dụ những loại bao bì không thể ép nhiệt phổ biến hiện nay như túi bóng kiếng mỏng, túi nilon chất liệu mỏng, bao bì có chất liệu bở, không chắc chắn hay các loại túi giấy bạc có nếp gấp ở góc 2 bên cũng không thể sử dụng máy hàn miệng túi do nếp gấp giấy bạc quá dày, đường hàn cho ra sẽ không kín và dính chắc chắn được.
Máy hàn miệng túi liên tục hàn được các loại túi nào?
Các loại túi được sử dụng phổ biến để đóng gói bằng máy hàn miệng bao phải kể đến như túi hút chân không chuyên dụng, túi 1 mặt bóng 1 mặt bạc, túi đựng trà, túi đựng cafe… Cụ thể đặc tính các loại bao bì kể trên như sau:
Túi hút chân không chuyên dụng
Túi hút chân thực phẩm là loại túi được thiết kế chuyên dụng cho việc hút khí chân không giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm lâu hơn. Đa số túi đóng gói thực phẩm hiện nay làm từ chất liệu nhựa PA/PE. Với tính chất của chất liệu PA/PE là có độ bền cao, dẻo dai, chịu được nhiệt độ cao, trơn bóng mượt mà, có khả năng chống thấm nước rất tốt giúp sản phẩm tránh tác nhân môi trường.
Bao bì hút khí chân không có thể dùng để bảo quản đa dạng các loại thực phẩm như các loại rau củ quả, hải sản, thịt, cá,…Các loại thực phẩm khô như hạt ngũ cốc, cá khô, lạp xưởng, giò chả, bánh chưng…
Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều loại túi hút chân không thực phẩm có kết cấu bề mặt túi khác nhau như túi nhựa dày, túi hút chân không 1 mặt nhám 1 mặt trơn, túi hút chân không 1 mặt bạc 1 mặt bóng,…Tùy vào từng loại sản phẩm khách hàng muốn đóng gói mà lựa chọn loại bao bì phù hợp nhất.
Túi 1 mặt bóng 1 mặt bạc
Túi 1 mặt bạc đang là sản phẩm được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Loại túi này thường được thiết kế dày dặn, một mặt được bao bọc lớp bạc bên ngoài, mặt còn lại trong suốt giúp quan sát sản phẩm tốt hơn.
Bao bì được làm từ chất liệu nhựa PE, PET, nhựa nguyên sinh có khả năng chống thấm tốt, độ bền bỉ cao hơn các loại túi khác. Một số dòng túi có khóa bấm miệng thường được gọi là túi zip giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn, hạn chế hư hỏng.
Túi zip 1 mặt trong 1 mặt bạc với thiết kế cứng cáp rất phù hợp đựng các sản phẩm như khô bò, khô gà, bánh mứt, cafe, trái cây sấy, các loại bột như bột nghệ, trà xanh, các loại hạt hướng dương, hạt điều, yến mạch…
Túi mặt trong nhựa mặt ngoài giấy
Bao bì mặt trong nhựa mặt ngoài giấy được ứng dụng trong việc đóng gói cà phê rang xay nguyên chất nên thường được gọi là túi giấy kraft đựng cà phê. Loại túi giấy này có màu nâu vàng tự nhiên, thân thiện môi trường giúp tăng độ thẩm mỹ và thể hiện đúng màu sắc chủ đạo của cà phê rang xay.
Túi kraft cafe được cấu tạo từ 3 lớp màng:
- Lớp giấy bên ngoài để in thông tin sản phẩm giúp bao bì bắt mắt, sáng tạo và góp phần bảo vệ môi trường.
- Màng CPP được mạ một lớp kim loại mỏng có tác dụng ngăn cản sự oxy hóa, ngăn hơi ẩm và mùi hoặc các tác động tự bên ngoài ảnh hưởng đến sản phẩm.
- Lớp nhựa PE giúp máy hàn miệng bao hàn dính mép túi.
Túi bạc 4 cạnh
Túi 4 cạnh chất liệu bạc là sản phẩm bao bì có dạng hình hộp chữ nhật, có 2 hông mở 2 bên. Khi đóng gói sản phẩm túi sẽ thẳng đứng có dạng hình hộp dùng để đóng gói các loại thực phẩm như trà/chè, cà phê, các loại hạt mắc ca, hạnh nhân, hạt điều, các loại bột ngũ cốc, khô gà, khô bò, bánh kẹo,…
Túi 4 cạnh được làm từ màng ghép phức hợp tức là có tối thiểu 2 lớp trở lên, được tạo nên từ các chất liệu như: PA/PE, PET/PE, giấy, màng CPP, OPP,…khi in ấn nội dung sản phẩm lên bao bì sẽ rất sắc nét; không bị lem mực.
Do túi được ghép bởi nhiều lớp màng nên rất dày dặn, không dễ bị rách nếu vì vậy, bạn có thể yên tâm vận chuyển. Không chỉ dày dặn, túi 4 cạnh còn có khả năng chống nước, chống ẩm và côn trùng hiệu quả giúp bảo quản sản phẩm tốt nhất, giữ nguyên màu sắc, mùi vị và chất lượng như ban đầu.
Ngoài các loại bao bì đóng gói thực phẩm phổ biến kể trên, máy hàn miệng túi còn có thể hàn một số loại túi khác như:
- Túi hai mặt giấy
- Túi có lớp giấy bên ngoài, lớp màng bóng bên trong
- Túi bạc dày có 4 nếp gấp, lớp ngoài cán màng mờ
- Túi bạc dày lớp ngoài cán màng bóng….
Thông số nhiệt độ máy hàn miệng túi phù hợp với từng loại túi
Đối với mỗi loại bao bì có chất liệu và độ dày mỏng khác nhau vì thế nhiệt độ và thời gian hàn miệng túi có sự khác biệt rất nhiều. Người dùng cần lưu ý nếu túi quá mỏng thì chúng ta nên dùng máy hàn miệng bao bì dập tay hoặc máy dập miệng túi liên tục có thể căn chỉnh nhiệt độ, thời gian và thao tác hàn nhanh. Còn với loại túi quá dày và sản phẩm bên trong nặng, bạn nên dùng máy đóng gói bao bì dập chân.
Sau đây là bảng tham khảo thông số nhiệt độ hàn cho từng loại bao bì áp dụng đối với máy hàn miệng túi liên tục:
Loại túi | Nhiệt độ hàn miệng túi (độ C) |
---|---|
Túi giấy mỏng | 150 độ C |
Túi bạc | 173 độ C |
Túi bạc dày, có cán màng bóng | 190 độ C |
Túi bạc, 1 lớp bóng | 210 độ C |
Túi nhựa bóng | 220 độ C |
Túi mặt trong nhựa mặt ngoài giấy | 220 độ C |
Túi nhựa, một mặt nhám | 220 độ C |
Túi 1 mặt bóng, 1 mặt bạc | 220 độ C |
Túi bạc dày 4 lớp | 234 độ C |
Túi giấy có cán màng bên trong | 260 độ C |
Lưu ý khi lựa chọn túi hàn miệng bao: Để mua đúng loại bao bì có thể hàn miệng túi được, khách hàng nên đến các cơ sở bán máy để test túi trước khi mua. Nếu khách hàng có nhu cầu kiểm tra túi của mình có phù hợp với bất kỳ loại máy hàn miệng túi nào hay không, quý khách có thể gửi mẫu bao bì đến Điện máy Ngọc Phát, chúng tôi sẽ hỗ trợ test túi và giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách.
Trên đây Điện máy Ngọc Phát đã giới thiệu đến các bạn các loại túi có thể hàn được với máy hàn miệng túi liên tục hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Tại Điện máy Ngọc Phát chuyên cung cấp máy dập miệng túi với đa dạng mẫu mã và công suất khác nhau giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn cho mình như máy hàn miệng túi dập tay mini, máy hàn miệng bao dập chân, máy dán miệng túi liên tục. Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline để được tư vấn sản phẩm chi tiết hơn.