Site icon Thiết bị xây dựng – Thiết bị công nghiệp – Điện máy Ngọc Phát

Trước khi cắt vải cần chuẩn bị những gì?

điều cần làm trước khi cắt vải

điều cần làm trước khi cắt vải

Chúng tôi đưa ra 3 điều dặn bạn phải làm trước khi cắt vải.

Giặt hoặc giặt khô trước khi cắt vải

Giặt vải trước khi cắt vải giúp tránh tình trạng bị co rút vải xảy ra sau khi hoàn thành. Thao tác này đặc biệt quan trọng trong may mặc. Hãy tưởng tượng cảnh bạn tốn rất nhiều thời gian để điều chỉnh vải sao cho vừa vặn với những đường cong cơ thể, tốn thêm mấy tiếng đồng hồ ngồi trước máy may, hoàn thành rồi sau đó mặc thử, sau đó giặt nước đầu tiên và rồi vải bị rút! Mặc thử lại thì nó không vừa, bạn thử đi thử lại và rồi phải chấp nhận sự thật “đắng lòng” là nó quá chật.

Giặt vải trước khi cắt vải có thể giúp bạn tránh khỏi tình trạng đau lòng khi chỉ có thể mặc quần áo một lần sau khi bỏ ra nhiều công sức để may nó.

Điều quan trọng bạn phải nhớ là nếu vải của bạn cần giặt khô thì hãy chọn một cửa hàng tin cậy. Vì một cửa hàng báo giá rẻ nhưng có thể làm hư vải trong quá trình giặt và nếu như họ không bồi thường thì rõ ràng là phí của.

điều cần làm trước khi cắt vải – giặt vải

Bạn hãy đọc và chú ý làm đúng theo hướng dẫn giữ gìn vải từ nhà sản xuất trừ những trường hợp ngoại lệ.

  1. Thay đổi cấu trúc vải để tạo hiệu ứng sáng tạo. Ví dụ cho trường hợp này là giặt máy vải len thay vì giặt khô để vải trông giống như bị ép lại.
  2. Sử dụng vải đã rút sẵn hoặc không bị rút vải. Chẳng hạn như tôi dùng satanh và vải nhung, hai loại vải này không cần phải giặt khô trước khi dùng.
  3. Chỉ sử dụng vải muslin để thử thôi thì không nhất thiết phải giặt trước.

Nhiều người sử dụng những loại vải không cần quá đắt tiền thay vì vải muslin bông sao cho những vải muslin này vừa vặn hoặc chỉ cần chỉnh sửa một chút là có thể mặc. Trong trường hợp này, tùy vào loại vải, bạn có thể giặt hoặc là rút vải trước.

Hướng dẫn bảo quản vải

Hướng dẫn bảo quản vải thường nằm ở phần cuối của cây vải. Lúc đi dạo cửa hàng vải tôi thường ghi lại cuốn sổ nhỏ mang bên mình hoặc chụp hình kèm với vải.

Dù cho bạn chỉ mua một loại vải nhưng vẫn nên ghi chú lại để tránh trường hợp quên hoặc nhầm lẫn.

Tốt nhất bạn nên làm theo hướng dẫn vì nhà sản xuất sẽ nói cho bạn cách tốt nhất để bảo quản và chăm sóc nhằm tận dụng  nó mà không làm hỏng hoặc nhăn nheo cũng nhu bị xuống màu sau vài lần giặt là hay giặt khô.

Vải thừa

Mỗi khi ghé cửa hàng vải, tôi không bao giờ bước ra trước khi kiểm tra quầy vải vụn với giá tốt. Vấn đề gặp phải với vải thừa là nó không còn trên cây vải ban đầu. Tức là có thể nó chỉ là mảnh vải được gấp lại hoặc không còn hướng dẫn bảo quản và sử dụng.

Ở kho hàng cũng vậy, vải được cuốn lại chứ không phải trong cây vải.

Trừ phi bạn đã quen thuộc với chúng nếu không bạn phải thử đốt để biết thành phần sợi vải, thử giặt trước một mảnh nhỏ để kiểm tra.

Vải không co giãn

Nếu vải là lại không co giãn nó cũng được ghi ở cuối cây vải. Như vậy không cần phải giặt hay giặt khô trước.

Nếu vải có thể giặt bằng máy và bạn muốn kiểm tra thì cắt vải cỡ 4-6 inches để giặt và phơi thử. Sau khi phơi khô nếu bạn đo và thấy kích thước nhỏ lại thì toàn bộ vải của bạn phải giặt trước.

Ủi vải sau khi giặt

Bạn không nên cắt vải khi nó vẫn còn nhăn nheo. Đừng để ý bạn phải trải vải ra ủi tay bao nhiêu lần. Dành thêm thời gian (tôi biết nó mệt mỏi lắm) nhưng bạn sẽ không thấy tiếc. Không ủi vải thẳng thóm có thể làm sản phẩm quá ngắn, quá dài hoặc tệ nhất là quá nhỏ !!! Khi bạn may nó làm bạn đau đầu hơn bạn nghĩ.

điều cần làm trước khi cắt vải – ủi vải

Gợi ý nhanh: để giảm nếp nhăn nhiều nhất có thể, bạn phải lấy vải ra khỏi máy giặt và máy sấy ngay khi máy ngừng. Hầu hết, các vết nhăn khó ủi là kết quả của việc vải nằm trong máy giặt và máy sấy sau khi ngưng một thời gian dài.

Nếu vải bạn mang đi giặt khô thì họ sẽ ủi cho bạn. Nhưng bạn vẫn phải ủi lại một vài nếp bị nhăn do vải bị treo trên móc.

Đảm bảo vải của bạn đúng thớ

Trước khi nói về thớ vải, chúng ta hãy cùng xem qua vài thuật ngữ về vải vóc

Thuật ngữ

Dưới đây là vài định nghĩa bạn phải làm quen khi nói về vải

Thớ dọc: sợi chạy dọc theo chiều dài vải (sợi dọc và là sợi dài nhất) và song song với biên vải.

Thớ ngang: sợi chạy theo chiều rộng của vải (sợi ngang)

Sợi chéo: sợi nghiêng 45 độ so với sợi dọc và sợi ngang. Vải dệt co giãn theo chiều này.

Biên vải: mép vải kết thúc được nhà sản xuất xử lý để nó không bị sổ sợi. Một số vải bị tưa dưới phần kết thúc này nhưng không ảnh hưởng đến toàn bộ mảnh vải nhờ sợi ngắn nhất) và vuông góc với biên vải. mép kết thúc giữ nó lại. Biên vải nằm trên mỗi phía dọc theo chiều dài vải khi nó chưa được xếp lại.

Mép cắt: mép được cắt để chia phần vải bạn cần ra khỏi cuộn vải. Tôi biết điều này rất rõ ràng nhưng chỉ muốn bổ sung thêm.

Bây giờ hãy xem biểu đồ bên dưới để thấy những thuật ngữ bên trên được giải thích trên vải thực tế như thế

điều cần làm trước khi cắt vải – đảm bảo vải đúng thớ

Thớ vải

Thớ vải đóng một phần quan trọng vào việc cắt vải và liệu sau khi may, bộ trang phục mặc lên có hợp hay không.

Thớ dọc thẳng thớm khi thớ ngang ở góc đúng với thớ dọc.

Nó sẽ trông như thế nào? Khi vải của bạn gấp đôi thì biên vải và mép cắt phải khớp nhau, không có vết nhăn chéo qua vải. Đường xếp phải thẳng và nằm phẳng không nhăn hay méo mó.

Nếu vải chỉ phẳng và không nhăn khi mép cắt không đều nghĩ là vải bị không đúng thớ như hình bên dưới.

Nếu tôi gấp biên vải lại với nhau và mép cắt với nhau thì tấm vải sẽ không nằm phẳng nữa mà nhăn nheo và méo xẹo.

Nhưng đừng lo, cái này có thể sửa được.

Cách làm là cắt một chút trên biên vải, nắm một sợi ngang và rút cho tới khi vải bị đùn. Mục đích là đẩy phần đùn cho tới đầu bên kia của của biên vải.

Xem thêm Cắt laser trên vải

Exit mobile version